KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LẤP VÒ       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS  ĐỊNH YÊN                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:136/KH-THCS                              Lấp Vò, ngày 06 tháng 12 năm 2022

KẾ HOẠCH

Phòng, chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội năm học 2022 – 2023

Căn cứ Công văn số 446/SGDĐT-CTTT ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục tỉnh Đồng Tháp đến năm 2021.

Căn cứ Công văn số 1130/PGDĐT-NV ngày 13 tháng 9 năm 2022 của Phòng GD&ĐT huyện Lấp Vò v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm học 2022 – 2023;

Trường THCS Định Yên xây dựng kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường (BLHĐ) và các tệ nạn xã hội (TNXH) năm học 2022 – 2023 cụ thể như sau:

  1. Đặc điểm tình hình

Năm học 2022 – 2023 nhà trường có 29 lớp với 1151 học sinh, đa số các em đều chăm ngoan, một số em chưa quan tâm nhiều cho việc học của mình, còn ham chơi…

Cán bộ giáo viên, nhân viên của trường là 58 người. Đa số giáo viên đều nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, nhất là giáo viên bộ môn giáo dục công dân (GDCD) và giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

  1. Mục đích, yêu cầu

– Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh. Hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gây gổ hay vi phạm pháp luật.

– Tham mưu thường xuyên với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và các hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật của học sinh.

– Tuyên truyền giáo dục đạo đức cho học sinh, để chấp hành tốt nội quy nhà trường, để rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

III. Nội dung, chỉ tiêu thực hiện

  1. Nội dung

– Quán triệt thường xuyên trong đơn vị và chủ động phát hiện những hành vi xâm phạm đến học sinh đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

– Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những mâu thuẩn trong học sinh với nhau, học sinh với giáo viên để có giải pháp xử lý kịp thời.

– Phòng ngừa và giáo dục học sinh không để tình trạng bạo lực xảy ra trong và ngoài nhà trường.

– Hạn chế thấp nhất cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGV-NV) và học sinh vi phạm các TNXH, nhất là ma túy như hiện nay.

  1. Chỉ tiêu phấn đấu

– Có 100% CBGV- NV và học sinh không BLHĐ và không tham gia các TNXH.

– Cuối năm, học sinh được xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên đạt 100%.

– 100% CBGV- NV xếp loại công chức, viên chức cuối năm đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm” vụ trở lên.

– Có 100% CBGV- NV và học sinh tham gia ký cam kết không vi phạm BLHĐ và TNXH.

  1. Biện pháp thực hiện
  2. Đối với Ban giám hiệu

– Ban giám hiệu lập kế hoạch phòng, chống BLHĐ và TNXH để triển khai đến toàn thể CBGV-NV và học sinh biết để thực hiện.

– Triển khai kế hoạch trong cuộc họp Hội đồng sư phạm, họp Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS), họp phụ huynh học sinh (PHHS).

– Tham mưu với chính quyền địa phương về việc thực hiện kế hoạch “Phòng, chống BLHĐ và TNXH, để giáo dục học sinh.

– Tuyên truyền giáo dục cho CBGV-NV và học sinh học tập ở đầu năm về nội quy, quy định của nhà trường về quyền và nhiệm vụ của giáo viên và học sinh theo quy định của Điều lệ trường trung học. Trong đó đặt yêu cầu cao đối với giáo viên, học sinh trong việc thực hiện và chấp hành các quy định của pháp luật.

  1. Đối với giáo viên chủ nhiệm (GVCN)

– Gần gủi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng học sinh để có thể chia sẻ những khó khăn với học sinh, an ủi và động viên các em vượt khó vươn lên. Đặc biệt chú ý những học sinh có điều kiện và hoàn cảnh dễ bị tổn thương như: Có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, học sinh mồ côi, học sinh mà gia đình bố mẹ có mâu thuẫn, rạn nứt tình cảm; những học sinh có nguy cơ vi phạm pháp luật.

– Nghiêm khắc tổ chức kiểm điểm những trường hợp học sinh hay vi phạm khuyết điểm để làm gương cho những học sinh khác.

– GVCN phối hợp với giáo viên bộ môn nắm được tính cách từng em, gần gũi, động viên về tinh thần, chia sẻ khó khăn với các em. Với những học sinh thường hay gây gổ với bạn. GVCN tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý và phối hợp với giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp gần gũi hơn, xóa được mặc cảm. Khi học sinh thấy mình được chia sẻ thì sẽ có suy nghĩ tích cực, phấn đấu tốt hơn.

– GVCN cùng với Ban giám hiệu quan tâm đến việc quản lý HS: Thường xuyên thông báo tình hình của học sinh đến PHHS về ý thức kỷ luật, thái độ học tập, điểm học tập của các em; phối hợp phụ huynh thường xuyên theo dõi biểu hiện những học sinh có biểu hiện vi phạm kỷ luật như bỏ học, mâu thuẫn với nhau, để nhà trường nắm bắt kịp thời xử lý nghiêm khắc.

  1. Đối với giáo viên Tổng phụ trách (TPT)

Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, các loại hình Câu lạc bộ để tạo sân chơi lành mạnh; tạo một môi trường học tập gần gũi, thân thiện cho thanh thiếu niên học sinh. Thông qua học tập văn hóa để giáo dục lòng nhân ái, giáo dục các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong học tập, sinh hoạt hàng ngày dựa trên lòng nhân ái, sự khoan dung, độ lượng.

Theo dõi những học sinh các biệt trong việc thực hiện các nề nếp để kịp thời giáo dục. tạo sân chơi bổ ích để lôi kéo các em tham gia tạo sự đoàn kết trong học sinh.

  1. Đối với Tổ tư vấn học đường (TVHĐ)

– Thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện nội qui của các em. Nếu học sinh có vi phạm thì mời đến phòng tư vấn để phân tích cho học sinh hiểu được những việc làm sai, định hướng cho học sinh chấp hành tốt nội qui nhà trường, đồng thời cảm hóa học sinh, để từ đó các em thấy được việc làm sai của các em mà sữa chửa cho tốt.

  1. Đối với Giáo viên bộ môn Giáo dục công dân (GDCD)

Lồng ghép trong các tiết dạy giáo dục cho học sinh hiểu về tình bạn học chung trường, chung lớp phải biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; không nên gây gỗ đánh nhau, phải có lòng khoan dung độ lượng. Nếu bạn đùa giỡn hơi quá thì nhắc bạn hãy dừng lại. Nếu có xãy ra xít mít thì thực hiện bằng biện pháp hòa giải, không nên cự cãi với nhau.

  1. Thành lập đội tự quản (HS)

Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy định của học sinh hàng ngày như:

– Việc chấp hành về nề nếp, trang phục, đầu tóc, giày dép; …

– Phát hiện và báo cáo để ngăn ngừa học sinh mang hung khí đến trường.

– Theo dõi học sinh. Nếu có gây gỗ đánh nhau hoặc cãi nhau để kịp thời báo cho Tổng phụ trách hoặc Ban tư vấn học đường xử lý.

  1. Phối hợp với công an xã, huyện để nói chuyện chuyên đề có liên quan đến BLHĐ và TNXH

Phối hợp với công an, huyện công an địa phương để tổ chức nói chuyện chuyên đề về các nội dung liên quan tới bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh. Để cho các em hiểu mà hòa đồng với nhau trong học đường, không xãy ra mâu thuẩn.

Thông báo về gia đình những trường hợp học sinh thường xuyên vi phạm kỷ luật, để nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con em.

  1. 8.Giáo dục đạo đức thông qua rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh    

          Tăng cường hoạt động ngoại khóa về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để hạn chế những câu nói gây mất lòng bạn bè.

Rèn luyện kỹ năng ứng xử để các em có những hành động thấu tình đạt lý, đạt tới giá trị nhân văn cao nhất.

Rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc để các em biết kìm nén, biết sống bao dung độ lượng với mọi người.

  1. Trách nhiệm của cá nhân và tập thể
  2. Đối với Ban giám hiệu

– Ban giám hiệu lập kế hoạch phòng, chống BLHĐ và TNXH để triển khai đến toàn thể CBGV-NV và học sinh biết để thực hiện.

– Triển khai kế hoạch trong cuộc họp Hội đồng sư phạm, họp Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS), họp phụ huynh học sinh (PHHS).

– Tham mưu với chính quyền địa phương về việc thực hiện kế hoạch “Phòng, chống BLHĐ và TNXH, để giáo dục học sinh.

– Tuyên truyền giáo dục cho CBGV-NV và học sinh học tập ở đầu năm về nội quy, quy định của nhà trường về quyền và nhiệm vụ của giáo viên và học sinh theo quy định của Điều lệ trường trung học. Trong đó đặt yêu cầu cao đối với giáo viên, học sinh trong việc thực hiện và chấp hành các quy định của pháp luật. Đặc biệt quan tâm chú ý như sau:

– Nghiêm cấm học sinh gây gổ, đánh nhau, kéo băng kết nhóm với người bên ngoài nhà trường.

– Nghiêm cấm việc tàng trữ, sử dụng vũ khí và các loại hung khí có khả năng gây sát thương (dao, kéo, vật nhọn, đồ chơi nguy hiểm…).

– Nghiêm cấm việc tự ý phát tán lên mạng internet những thông tin không lành mạnh, lên facebook nói khích lẫn nhau, tham gia các trò chơi nguy hiểm, kích động bạo lực.

– Nghiêm cấm tham gia đánh bài bạc, cá độ và các tệ nạn xã hội khác. Đặc biệt là ma túy.

  1. Đối với GVCN

Thường xuyên tuyên truyền về nội quy, quy định của nhà trường và cho 100% học sinh ký cam kết thực hiện tốt những điều nội quy, quy định của nhà trường đã đề ra. Đặc biệt những học sinh có nguy cơ vi phạm pháp luật.

  1. Giáo viên bộ môn GDCD

Lồng ghép với việc giảng dạy để giáo dục them vế pháp luật; về vấn đề phòng, chống bạo lực học đường. Để học sinh có ý thức tốt trong việc chấp hành nội qui nhà trường, không xãy ra bạo lực học đường trong trường học.

  1. Tổng phụ trách đội, tổ tư vấn học đường

Trực tiếp quản lý và thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy định của học sinh hàng ngày. Cụ thể như:

– Việc chấp hành về nề nếp, trang phục, đầu tóc, giày dép; giờ giấc.

– Việc chấp hành về nội qui của nhà trường.

– Phát hiện và ngăn ngừa học sinh mâu thuẫn lẫn nhau và mang hung khí đến trường.

– Kiểm tra tác phong của học sinh hằng ngày.

– Phát thanh măng non về chủ đề chống BLHĐ và TNXH.

– Tổng phụ trách tuyên truyền giáo dục học sinh không được gây gổ lẫn nhau, phải biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải sống hòa đồng đoàn kết với nhau,…

  1. Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội

Tổ chức các đợt thi đua cao điểm, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về pháp luật, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục.

Xây dựng hộp thư góp ý để học sinh kịp thời phản ánh thông tin có liên quan đến vấn đề học sinh có dấu hiệu vi phạm để kịp thời ngăn chặn.

  1. Thông qua hội PHHS đầu năm

Ban giám hiệu nhà trường phổ biến và triển khai đến toàn thể PHHS những nội quy, quy định của nhà trường; việc phòng chống bạo lực học đường để PHHS nắm, để cùng với nhà trường giáo dục học sinh.

  1. Thông qua Công an địa phương

Nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với công an để tổ chức tuyên truyền về các nội dung liên quan đến bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh. Đồng thời hỗ trợ kịp thời những hành vi gây gổ xâm nhập vào nhà trường.

  1. Quản lý đối với những học sinh thường xuyên vi phạm

Theo dõi những học sinh có nguy cơ vi phạm để giáo dục các em. Nếu học sinh có vi phạm, thì thông tin kịp thời đến gia đình học sinh để phối kết hợp trong việc giáo dục những học sinh này tiến bộ. Đồng thời cung cấp danh sách những học sinh trên cho cơ quan chức năng để phối hợp giáo dục và có sự răn đe khi cần thiết.

Nắm thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, những thủ đoạn và các loại tội phạm mới nảy sinh để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm tại nhà trường.

  1. Khen thưởng – Kỷ luật

Trong các đợt tổng kết thi đua, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp tuyên dương những gương tốt trong học tập, những tấm gương về tình bạn, cũng như thực hiện các nề nếp của trường của lớp. Đồng thời nghiêm khắc kiểm điểm những trường hợp học sinh hay vi phạm khuyết điểm để làm gương cho những học sinh khác.

  1. Tổ chức thực hiện
  2. Thành lập ban phòng, chống bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội:

– Thành phần như sau:

TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1 Nguyễn Văn Nghĩa Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Nguyễn Văn Hòa Phó hiệu trưởng Phó ban
3 Lê Thị Khánh Ngọc Phó hiệu trưởng Phó ban
4 Lê Thị Diễm TK, TTCM Thư ký
5 Trần Ngọc Hải Linh TPT Thành viên
6 Phan Thị Kiều Oanh BTCĐ, GVCN Thành viên
7 Nguyễn Ngọc Thảo Y tế học đường Thành viên
8 Trần Kim Út Hiền Trưởng ban CMHS Thành viên
9 Võ Thị Kim Huê GVCN Thành viên
10 Nguyễn Thị Hồng Biên GVCN Thành viên
11 Bùi Thị Kim Luyến GVCN Thành viên
12 Trần Kim Phượng GVCN Thành viên
13 Nguyễn Phúc Thịnh GVCN Thành viên
14 Lê Trần Phúc GVCN Thành viên
15 Ngô Quốc Vũ GVCN Thành viên
16 Đoàn Thị Thu Hiền GVCN Thành viên
17 Phạm Thị Hoa GVCN Thành viên
18 Lê Thị Mỹ Vân GVCN Thành viên
19 Dương Lê Kim Hoàng GV dạy GDCD, GVCN Thành viên
20 Lê Thị Hoài Thương GVCN Thành viên
21 Văng Thị Kim Chung GVCN Thành viên
22 Phạm Văn Trí Thịnh GVCN Thành viên
23 Nguyễn Thị Quyền Trang GVCN Thành viên
24 Cao Thị Trúc Linh GVCN Thành viên
25 Nguyễn Thị Huỳnh Lê GVCN Thành viên
26 Mai Thị Nhung GVCN Thành viên
27 Nguyễn Thị Kim Tuyến GVCN Thành viên
28 Trần Văn Yến GVCN Thành viên
29 Huỳnh Phương Trang GVCN Thành viên
30 Văng Thị Thu Thủy GVCN Thành viên
31 Nguyễn Hữu Duyên GVCN Thành viên
32 Phan Thị Ngọc Tuyến GV dạy GDCD, GVCN Thành viên
33 Châu Thị Thanh Huyền GVCN Thành viên
34 Nguyễn Thị Tuyến GVCN Thành viên
35 Huỳnh Thị Ngọc Thảo GVCN Thành viên
36 Nguyễn Thị Nhàn GVCN Thành viên

          – Phân công  nhiệm vụ:

  1. Trưởng ban: Phụ trách chung.
  2. Phó trưởng ban: Phụ trách Thường trực.
  3. Thư ký: Tổng hợp và ghi biên bản các cuộc họp được phân công.
  4. Các thành viên: Theo dõi, nhắc nhở CBGV-NV và học sinh chấp hành tốt những quy định của pháp luật về BLHĐ và TNXH.

Trên đây là kế hoạch phòng, chống BLHĐ và TNXH năm học 2022 – 2023 của Trường THCS Định Yên./.

  HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:        
– BGH (chỉ đạo);  
– GVCN, GVBM (thực hiện);  
– Các đoàn thể (thực hiện);  
– Trưởng ban ĐDCMHS (phối hợp);  
– Lưu: VT. Nguyễn Văn Nghĩa