Môn Lịch Sử

Giáo viênthcsdinhyen 
MônMôn Lịch Sử
Đăng ký ngay

CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ 9

 

*HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI (1919-1925)

1/Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam ?

– Về tư tưởng: Sau khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường theo chủ nghĩa Mác –Lê nin, Nguyễn Ái Quốc ra sức học tập, nghiên cứu để hoàn chỉnh nhận thức của mình về chiến lược, sách lược giải phóng dân tộc.

– Về mặt tổ chức: Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để đào tạo những người Việt Nam trẻ tuổi, một số người được gửi đi học ở Liên Xô, còn phần lớn lên đường về nước, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin hoạt động tích cực trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Do đó có thể khẳng định Nguyễn Ái Quốc là người đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam sau này.

2/Em có nhận xét gì về  tác dụng và công lao của những hoạt động tìm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam?

– Tác dụng: là bước chuẩn bị trực tiếp về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam

– Công lao nguyễn Ái Quốc:

+ Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc VN.

+ Nhờ tìm được con đường cứu nước trên nên mới dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930; làm cách mạng tháng 8/1945 thành công; tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi.

3/ Lập bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925

Thời gian
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
6/1919
Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vec-xai.
7/1920
Đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
12/1920
Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
1921
Lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
1922
Ra báo “Người cùng khổ”.
1923
Dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành.
1924
Dự và đọc tham luận tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V.
6/1925
Lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
*CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CÔNG SẢN RA ĐỜI

4/Tại sao trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam ?

– Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo cách mạng.

– Sự ra đời Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam cộng  sản đảng đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt cách mạng Đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt  từ lâu chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên cũng tách ra thành Đông Dương cộng sản liên đoàn  (9/1929).

5/Hãy cho biết sự ra đời và hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng ? Vì sao Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa?

– Hội Phục Việt sau nhiều lần đổi tên đến tháng 7 – 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.

– Thành phần : trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

– Địa bàn hoạt động : chủ yếu ở Trung Kì.

– Hoạt động : cử người dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng : vô sản và tư sản, cuối cùng xu hướng vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập Đảng.

* Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa vì hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin có ảnh hưởng đến số đảng viên trẻ của Tân Việt.

*ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

6/Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng?

– Nguyễn Ái Quốc là người truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng.

– Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên,  trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.

– Triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Người soạn thảo và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng…

7/Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?

– Vì Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng, cách mạng Việt Nam đã có một chính đảng chân chính lãnh đạo-chính đảng của giai cấp công nhân. Đó là nhân tố quyết định đầu tiên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

– Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác  Lê-nin vào hoàn cảnh Việt nam, đề ra đường lối đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

– Đảng ra đời đã đánh dấu cách mạng Việt nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

*PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM  l930 – 1935

8/Nguyên nhân dẫn đến cao trào cách mạng 1930-1931? Cho biết nguyên nhân nào chủ yếu và quyết định nhất?

– Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, thực dân Pháp thi hành chính sách bóc lột và vơ vét rất phản động, trút hậu quả của cuộc khủng hoảng lên dầu nhân dân ta.mâu thuẫn xã hội gay gắt.

– Đảng ta ra đời ngày 3-2-1930 với đường lối chính trị đúng đắn, có sức tập hợp lực lượng tất to lớn.

– Ảnh hưởng của phong trào cách mạng quốc tế.

=> Nguyên nhân thứ 2 là chủ yếu và quyết định nhất.

9/Hãy chứng minh cao trào cách mạng 1930-1931 mang tính cách mạng triệt để, có qui mô rộng lớn và hình thức đấu tranh quyết liệt?

– Triệt để:  đánh đổ đế quốc và phong kiến, thành lập chính quyền công nông…

– Có quy mô lớn: thu hút hàng triệu người tham gia, khắp trong phạm vi cả nước, kéo dài gần 2 năm, lực lượng chủ yếu là công nông, có nhiều cuộc đấu tranh lớn, rất tiêu biểu (dẫn chứng).

– Hình thức đấu tranh quyết liệt: mit-tinh, biểu tình, tuần hành, thị uy, bãi công, tiến công địch quyết liệt như đấp phá huyện đường, phá nhà lao buộc bọn thống trị phải thừa nhận yêu sách, nhiều nơi chúng phải chạy trốn. Đặc biệt là quần chúng đã dùng bạo lực cách mạng để đập tan chính quyền địch ở  nhiều thôn xã ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thành lập chính quyền Xô Viết ( dẫn chứng) và đấu tranh duy trì chính quyền đó suốt mấy tháng trời…..

 

*CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 -1939

10/Chứng minh cao trào vận động dân chủ 1936-1939 là một cao trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.

*Cao trào vận động dân chủ 1936-1939 là một cao trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia:

– Có nhiều cuộc đấu tranh tiêu biểu thu hút nhiều quần chúng, đủ mọi giai cấp và tầng lớp, ngành nghề, các nhân có xu hướng dân chủ tham gia như phong trào Đông Dương Đại hội, các cuộc “đón rước” Gô đa và toàn quyền Bơrivie, mít ting ngày 1-5-1938 tại Hà Nội.

– Phong trào đấu tranh của công nhân như: hàng năm có hàng trăm cuộc đấu tranh của công nhân bao gồm những công nhân ở các đồn điền, xí nghiệp đến các người lao động bình thường đòi các quyền tự do dân chủ như tăng lương, giảm giờ làm, đòi lập nghiệp đoàn như: đấu tranh của công nhân mỏ than Hòn Gai-Cẩm Phả, công nhân xe lửa Trường Thi, công nhân đường sắt toàn Đông Dương….

– Phong trào nông dân: hằng năm cũng có hàng trăm cuộc, đặc biệt là đấu tranh cuả nhân dân Nam Kì đòi các quyền tự do dân chủ, ….

– Các tầng lớp lao động khác: tiểu thương, viên chức, học sinh cũng tham gia rất đông đảo, thậm chí có cả bộ phận của tầng lớp trên và một số người Pháp dân chủ cũng tham gia (mít ting ngày 1-5-1938 ở Hà Nội, vận động bầu cử viện dân biểu ở Bắc Kì, Trung Kì…)

* Nhiều hình thức phong phú:

– Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức ái hữu, các hội quần chúng (thể thao, đọc sách, cứu tế..)mọc lên khắp nơi.

– Biểu tình, mít ting, hội thảo “đón rước” , bãi công, hoạt động bí mật, công khai, hợp pháp, đấu tranh kinh tế, chính trị.

– Các hình thức đấu tranh nghị trường và tư tưởng văn hóa được Đảng ta sử dụng triệt để. Trong các cuộc bầu cử vào nghị viện và một số tổ chức khác, người của mặt trận đều giành được những thắng lợi lớn. Sách báo tiếng Việt và tiếng Pháp được phổ biến rộng rãi như báo Tin tức. Dân chúng, Lao động….; cuốn “ Vấn đề dân cày” (của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp)….Các sách báo đã vạch trần tội ác của giặc, bênh vực, cổ vũ và tuyên truyền giác ngộ quần chúng, có tác dụng rất to lớn.

11/Đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn 1936-1939 có gì khác so với giai đoạn 1930-1931?

Chủ trương, đường lối
Giai đoạn 1930-1931
Giai đoạn 1936-1939
Nhiệm vụ

cụ thể
-Chống đế quốc giành độc lập dân tộc.

-Chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
-Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.

-Chống bọn phản động Pháp và tay sai đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình
Lực lượng tham gia
-Công nhân, nông dân
-Công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác.
Phương pháp cách mạng
-Khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
-Mít ting, biểu tình, bãi công,…phong trào công khai, bán công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.
Hình thức Mặt trận
-Mới đưa ra chủ trương, chưa thành lập mặt trận.
-Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
12/Cao trào cách mạng 1930-1931 và cao trào dân chủ 1936-1939 đã chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng Tám?

*Cao trào 1930-1931:

– Cao trào cách mạng diễn ra trong cả nước, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, là một cuộc tập dượt đầu tiên, là bước chuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945.

– Nó chứng minh đường lối cách mạng của Đảng là đúng và khẳng định trong thực tiễn vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, chứng minh khả năng, sức mạnh của quần chúng công nông, hình thành trên thực tế khối liên minh công nông.

– Cao trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm về giành chính quyền và bảo vệ chính quyền, về tổ chức lực lượng cách mạng và sử dụng bạo lực quần chúng, vấn đề khởi nghĩa vũ trang, thời cơ cách mạng…đặc biệt, cao trào đặt ra nhiệm vụ cần kíp là: trên cơ sở đường lối chiến lược đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể, và trên cơ sở khối liên minh công nông được hinh thành cần thành lập mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết rộng rãi nhân dân, đoàn kết các giai cấp.

*Thời kì 1936-1939:

– Cao trào dân chủ nổ ra trong cà nước nhằm những mục tiêu trước mắt: đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình, chống phát xít, chống  bọn phản động thuộc địa và tay sai, chứng minh thêm khả năng cách mạng và sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, trên cơ sở khối liên minh công nông được củng cố, hình thành mặt trận dân tộc thống nhất. Lợi dụng điều kiện hoạt động hợp pháp công khai, Đảng tập hợp được quần chúng rộng rãi, có điều kiện tuyên truyền, giác ngộ quần chúng ( lí luận mác Lê-nin, đường lối chính sách của Đảng).

– Cách mạng được bổ sung thêm đội ngũ đông đảo cán bộ cốt cán đã trưởng thành từ trong thực tế đấu tranh .

– Đảng đã tích lũy thêm những kinh nghiệm về kết hợp các hình thức đấu tranh, về kết hợp đấu tranh thực hiện mục tiêu trước mắt với mục tiêu chiến lược lâu dài

Chương 1